Làm thế nào để sửa thông báo link chưa được index từ Google Search Console? Tạo nội dung động
Mô tả
Google Search Console báo nhiều URL chưa được lập chỉ mục (Not Indexed) là chuyện khá phổ biến, đặc biệt với các website mới, website có cấu trúc phức tạp, hoặc bị lỗi kỹ thuật.
Để xử lý hiệu quả, bạn nên làm theo các bước sau:
1. Xác định lý do chưa được lập chỉ mục
Vào Google Search Console => Kiểm tra URL => Trạng thái lập chỉ mục, bạn có thể thấy một số lý do thường gặp như:
2. Xử lý theo từng trường hợp cụ thể
2.1. Trường hợp: “Đã tìm thấy – chưa được lập chỉ mục”
- Kiểm tra chất lượng nội dung: Có copy nội dung, mỏng nội dung, hay thiếu giá trị không?
- Nội dung mới đăng? Có thể Google cần thêm thời gian.
- Tối ưu thêm: thêm internal link, submit lại URL sau 3–5 ngày.
2.2. Trường hợp: “Đã bị chặn bởi robots.txt”
- Kiểm tra file robots.txt tại yourdomain.com/robots.txt
- Mở quyền thu thập nếu URL đó quan trọng:
User-agent: *
Allow: /duong-dan-can-index/
- Bạn có thể theo dõi bài viết sau để biết cách thiết lập các câu lệnh trong file robots.txt: Làm thế nào để tạo được file robots.txt đúng chuẩn?
2.3. Trường hợp: “Có thẻ noindex”
- Xem trong HTML có thẻ noindex không? Nếu có, gỡ ra nếu bạn muốn index (Trường hợp này, Bạn phải chọc vào Code của website để thao tác).
- Bạn có thể truy cập vào Bài viết đó ở chế độ soạn thảo => Di chuyển tới vùng thiết lập SEO => Hủy tích chọn lựa chọn noindex đi và lưu lại.
- Hoặc bạn truy cập vào Pluggin SEO mà bạn đang sử dụng và tìm tới vùng thiết lập SEO chung => Hủy tích chọn lựa chọn noindex đi và lưu lại.
- Đối với URL là link Danh mục bài viết hoặc Danh mục sản phẩm mà gặp thông báo này thì khả năng trong Danh mục chưa có bài viết nào (xảy ra nếu bạn đang cài pluggin seo đặc thù như: Rankmath hoặc Yoast SEO), bạn chỉ cần bổ sung ít nhất một bài viết cho danh mục đó là tự khắc thông báo "Có thẻ noindex" đối với URL đó sẽ được hóa giải.
2.4. Trường hợp: “Soft 404”
- Cập nhật, chỉnh sửa lại bài viết để cung cấp thêm nội dung thực sự hữu ích.
- Bổ sung hình ảnh, văn bản, tiêu đề, liên kết nội bộ, tránh trang trống.
2.5. Trường hợp: “Trang chuyển hướng”
- Bạn cần truy cập vào URL bị GSC báo lỗi đó để tìm vị trí có Dòng lệnh khiến Người dùng truy cập vào URL đó thì bị chuyển hướng sang trang khác và rào dòng lệnh đó lại hoặc xóa nó đi.
- Hoặc Bạn mở bài viết ứng với URL đó ra, kiểm tra và loại bỏ thiết lập để trang nhảy sang trang khác khi người dùng truy cập vào URL đó.
- Truy cập vào Code website xem có dòng lệnh nào chuyển hướng URL đó sang trang khác không? Có thì bạn xóa nó đi (Trường hợp này thường do mã độc gây ra).
- Bạn có thể theo dõi bài viết sau để biết khắc phục triệt để lỗi này: Làm thế nào để sửa lỗi trang có lệnh chuyển hướng?
2.6. Trường hợp: “Lỗi máy chủ (5xx)”
Để tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa lỗi này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
2.6.1. Bước 1: Bật chế độ Debug lỗi cho website (Áp dụng với web được thiết kế bởi nền tảng Wordpress)
Bạn cần mở file wp_config.php ở thư mục public_html trên máy chủ (hosting/vps) = > sau đó đổi dòng lệnh: define( 'WP_DEBUG', false );
đổi thành dòng lệnh: define( 'WP_DEBUG', true ); => rồi lưu lại.
2.6.2. Bước 2: Xác định lỗi và sửa lỗi
Ở bước này, Bạn chạy trực tiếp URL bị báo lỗi 5xx trên trình duyệt => Khi đó nó sẽ hiện ra lỗi => Căn cứ vào thông báo lỗi cụ thể này, Bạn sẽ có phương hướng sửa.
2.6.3. Bước 3: Chuyển về chế độ Không Debug lỗi
Sau khi sửa lỗi xong, bạn cần chuyển về chế độ không Debug lỗi để tránh bị hack. Thực hiện ngược lại bước 1.
* Lưu ý: Nếu đã biết lỗi chi tiết mà bạn không biết cách sửa, thì hay inbox mình theo số Zalo bên dưới để được hỗ trợ miễn phí.
2.7. Trường hợp: “Trang trùng lặp không có thẻ chuẩn”
- Thêm thẻ chuẩn (canonical) về URL gốc (Trường hợp bạn biết code và chọc thẳng vào code website).
- Bạn thực hiện, bằng cách truy cập vào bài viết ở chế độ chỉnh sửa bài viết => Tìm tới khu vực thiết lập SEO, trong ô canonical, Bạn nhập link đường dẫn ứng với Bài viết chuẩn vào đây => Lưu lại.
3. Tăng tốc việc lập chỉ mục
- Yêu cầu lập chỉ mục thủ công: Dùng công cụ “Kiểm tra URL” trong GSC => Nhấn “Yêu cầu lập chỉ mục”.
- Tạo sơ đồ sitemap.xml chuẩn: Đảm bảo tất cả các URL quan trọng đều được liệt kê.
- Tăng internal link: Liên kết nội bộ giúp Google phát hiện URL nhanh hơn.
- Xây dựng backlink chất lượng: Google sẽ crawl các liên kết có traffic đến bạn.
- Cập nhật nội dung thường xuyên: Google ưu tiên index site hoạt động đều.
4. Mẹo kiểm tra nhanh
- Gõ site:yourdomain.com/duong-dan lên Google để xem đã index chưa (Bạn theo dõi chi tiết trong bài viết "Làm thế nào để check xem Google đã index bài viết hay chưa?" để biết cách sử dụng lệnh này cho chuẩn).
- Sử dụng công cụ như Screaming Frog, Ahrefs, SEMrush để kiểm tra tình trạng toàn site.
* Chú ý:
- Sau khi xử lý lỗi xong, bạn cần tạo lại file Sitemap.xml và Submit nó lên Google để Google cập nhật lại => Việc của bạn là đợi kết quả phản hồi lại từ Google.
- Bạn có thể gõ từ khóa "index" ở ô tìm kiếm bên trên để nhận được danh sách các Bài viết hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan tới Index của Google.
Ghi chú
*Mọi thắc mắc, Bạn vui lòng liên hệ Uy theo Số Hotline/Zalo: 0945.062.863 hoặc qua Form LIÊN HỆ để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.